( © Copyright: vietnamese.cri.cn/chinaabc/chapter17)
Quản Bao là chỉ hai nhà chính trị Quản Trọng và Bao Thúc Nha trong thời xuân thu thế kỷ thứ 7 trước công nguyên ở Trung Quốc. Hai người là bạn thân của nhau. Quản Trọng tương đối nghèo, còn Bao Thúc Nha lại khá giàu sang, nhưng giữa họ rất hiểu biết nhau và tín nhiệm nhau. Hai người hồi đầu cùng nhau buôn bán, Quản Trọng chỉ bỏ ra rất ít tiền vốn, lúc chia Hoa hồng lại được chia rất nhiều. Bao Thúc Nha không ganh tị việc này, ông biết Quản Trọng có gánh nặng gia đình và còn hỏi Quản Trọng “số tiền này có đủ không? Nhiều lần Quản Trọng góp ý kiến cho Bao Thúc Nha trong buôn bán nhưng lại làm rạch việc, Bao Thúc Nha không hề bực tức mà còn an ủi Quản Trọng, nói việc không thành không phải là chủ ý của bạn không tốt, mà là vì không gặp dịp thôi. Quản Trọng từng ba lần làm quan nhưng mỗi lần đều bị bãi miễn. Bao Thúc Nha cho rằng không phải Quản Trọng không có tài mà là vì Quản Trọng chưa gặp được người thưởng thức ông. Quản Trọng đầu quân đi chiến đấu, nhưng vào trận lại bỏ chạy. Bao Thúc Nha cũng không chê cười Quản Trọng, ông biết Quản Trọng còn có bà mẹ già đang đợi ở nhà.
Sau này Quản Trọng và Bảo Thúc Nha đều làm chính trị. Lúc đó nước Tề rất loạn, các hoàng tử đều lánh nạn sang các nước khác để chờ thời cơ. Quản Trọng hộ tống hoàng tử Củ tới nước Lỗ, còn Bao Thúc Nha hộ tống hoàng tử Tiểu Bạch tới nước Lã. Không lâu nước Tề bạo loạn, nhà vua bị giết, nhà nước không có vua. Các hoàng tử Củ và Tiểu Bạch được tin liền lên đường về nước để cướp ngôi. Khi hai đoàn gặp nhau trên đường, Quản Trọng muốn để hoàng tử Củ làm vua nên đã bắn một phát tên vào Tiểu Bạch, nhưng không gây thương tích gì. Sau này Tiểu Bạch làm vua và trong lịch sử gọi là “Tề Hằng Công”.
Khi lên làm vua, Tề Hằng Công liền bảo nước Lỗ giết hoàng tử Củ và bắt giam Quản Trọng. Tề Hằng Công muốn Bao Thúc Nha làm thừa tướng, giúp ông quản lý đất nước. Bao Thúc Nha cho rằng mình không có năng lực làm thừa tướng. Ông dốc sức tiến cử Quản Trọng đang bị giam ở nước Lỗ. Ông nói quản lý đất nước tôi không bằng Quản Trọng. Quản Trọng nhân đức, trung thành, lại giỏi điều quân. Tề Hằng Công không đồng ý và nói “Quản Trọng trước đây dùng cung bắn ta, xuýt nữa mất mạng, ta không giết hắn là may lắm rồi, sao lại bảo hắn ra làm thừa tướng được. Bao Thúc Nha nói, tôi nghe nói đấng trên anh minh là không báo thù hằn. Hơn nữa Quản Trọng cũng là vì hoàng tử Củ. Một người trung thành với chủ như vậy chắc chắn sẽ trung thành với nhà vua. Nếu nhà vua muốn xưng hùng thiên hạ, không có Quản Trọng sẽ không thể thành công. Tề Hằng Công bị Bao Thúc Nha thuyết phục, mời Quản Trọng về nước Tề.
Sau khi về nước Tề, Quản Trọng được làm thừa tướng, còn Bao Thúc Nha chỉ làm trợ tá cho Quản Trọng. Dưới sự hợp sức của Quản Trọng và Bao Thúc Nha, nước Tề trở thành nước mạnh trong các nước Chư hầu, Tề Hằng Công trở thành bá chủ trong các nước Chư hầu.
Sau khi Bao Thúc Nha chết, Quản Trọng khóc trước mộ ông và nói lúc đầu tôi hộ tống cho hoàng tử Củ bị thất bại, các đại thần khác đều chết để giữ tiết trung, duy chỉ có tôi cam chịu tù đầy, Bao Thúc Nha không chê cười khí tiết của tôi. Cha mẹ là người sinh tôi nhưng chỉ có Bao Thúc Nha là hiểu biết tôi thôi.
Tình bạn nồng thắm giữa Quản Trọng và Bao Thúc Nha đã trở thành giai thoại hay được lưu truyền qua các đời ở Trung Quốc. Mọi người thường lấy tình bạn giữa hai người để ví tình bạn của mình.
_________________
(Copyright: nguoicaotuoi.org.vn)
Quản Trọng được trọng dụng, quản lí triều chính ở nước Tề, giúp Tề Hoàn Công lập nghiệp bá vương. Tề Hoàn Công chín lần triệu tập các nước chư hầu liên kết đồng minh, khiến thiên hạ đi đến ổn định, đều là nhờ mưu lược của Quản Trọng.
Quản Trọng làm thừa tướng ở nước Tề, dựa vào mảnh đất nhỏ bé ở bờ biển này, phát triển buôn bán tích luỹ tiền của, gây dựng nước giầu binh mạnh. Sách lược mà Quản Trọng định ra có thể phản ánh khuynh hướng yêu ghét của dân chúng. Trong sách của ông nói rằng: “Lương thực trong kho chứa đầy, người ta sẽ biết chú trọng lễ tiết; cái ăn cái mặc đầy đủ, người ta sẽ biết thế nào là quang vinh, thế nào là sỉ nhục. Vua ăn mặc, sử dụng xa giá có chế độ nhất định, thì quan hệ giữa vua tôi mới bền vững. Bốn chuẩn mực lễ, nghĩa, liêm, sỉ không được thiết lập, thì quốc gia sẽ diệt vong. Pháp lệnh của chính phủ giống như nước chảy trên đất bằng, đâu đâu cũng thuận theo tâm nguyện của dân”. Cho nên, chính lệnh mà ông ta không cao vời mà dễ chấp hành. Quản Trọng xử lí chính sự, giỏi tuỳ cơ ứng biến, biến họa thành phúc, chuyển bại thành thắng. Ông rất giỏi cân nhắc mức độ khinh trọng của sự việc, suy tính lợi ích của quốc gia một cách lợi hại. (Sử kí – Quản án liệt truyện).
Quản Bao là chỉ hai nhà chính trị Quản Trọng và Bao Thúc Nha trong thời xuân thu thế kỷ thứ 7 trước công nguyên ở Trung Quốc. Hai người là bạn thân của nhau. Quản Trọng tương đối nghèo, còn Bao Thúc Nha lại khá giàu sang, nhưng giữa họ rất hiểu biết nhau và tín nhiệm nhau. Hai người hồi đầu cùng nhau buôn bán, Quản Trọng chỉ bỏ ra rất ít tiền vốn, lúc chia Hoa hồng lại được chia rất nhiều. Bao Thúc Nha không ganh tị việc này, ông biết Quản Trọng có gánh nặng gia đình và còn hỏi Quản Trọng “số tiền này có đủ không? Nhiều lần Quản Trọng góp ý kiến cho Bao Thúc Nha trong buôn bán nhưng lại làm rạch việc, Bao Thúc Nha không hề bực tức mà còn an ủi Quản Trọng, nói việc không thành không phải là chủ ý của bạn không tốt, mà là vì không gặp dịp thôi. Quản Trọng từng ba lần làm quan nhưng mỗi lần đều bị bãi miễn. Bao Thúc Nha cho rằng không phải Quản Trọng không có tài mà là vì Quản Trọng chưa gặp được người thưởng thức ông. Quản Trọng đầu quân đi chiến đấu, nhưng vào trận lại bỏ chạy. Bao Thúc Nha cũng không chê cười Quản Trọng, ông biết Quản Trọng còn có bà mẹ già đang đợi ở nhà.
Sau này Quản Trọng và Bảo Thúc Nha đều làm chính trị. Lúc đó nước Tề rất loạn, các hoàng tử đều lánh nạn sang các nước khác để chờ thời cơ. Quản Trọng hộ tống hoàng tử Củ tới nước Lỗ, còn Bao Thúc Nha hộ tống hoàng tử Tiểu Bạch tới nước Lã. Không lâu nước Tề bạo loạn, nhà vua bị giết, nhà nước không có vua. Các hoàng tử Củ và Tiểu Bạch được tin liền lên đường về nước để cướp ngôi. Khi hai đoàn gặp nhau trên đường, Quản Trọng muốn để hoàng tử Củ làm vua nên đã bắn một phát tên vào Tiểu Bạch, nhưng không gây thương tích gì. Sau này Tiểu Bạch làm vua và trong lịch sử gọi là “Tề Hằng Công”.
Khi lên làm vua, Tề Hằng Công liền bảo nước Lỗ giết hoàng tử Củ và bắt giam Quản Trọng. Tề Hằng Công muốn Bao Thúc Nha làm thừa tướng, giúp ông quản lý đất nước. Bao Thúc Nha cho rằng mình không có năng lực làm thừa tướng. Ông dốc sức tiến cử Quản Trọng đang bị giam ở nước Lỗ. Ông nói quản lý đất nước tôi không bằng Quản Trọng. Quản Trọng nhân đức, trung thành, lại giỏi điều quân. Tề Hằng Công không đồng ý và nói “Quản Trọng trước đây dùng cung bắn ta, xuýt nữa mất mạng, ta không giết hắn là may lắm rồi, sao lại bảo hắn ra làm thừa tướng được. Bao Thúc Nha nói, tôi nghe nói đấng trên anh minh là không báo thù hằn. Hơn nữa Quản Trọng cũng là vì hoàng tử Củ. Một người trung thành với chủ như vậy chắc chắn sẽ trung thành với nhà vua. Nếu nhà vua muốn xưng hùng thiên hạ, không có Quản Trọng sẽ không thể thành công. Tề Hằng Công bị Bao Thúc Nha thuyết phục, mời Quản Trọng về nước Tề.
Sau khi về nước Tề, Quản Trọng được làm thừa tướng, còn Bao Thúc Nha chỉ làm trợ tá cho Quản Trọng. Dưới sự hợp sức của Quản Trọng và Bao Thúc Nha, nước Tề trở thành nước mạnh trong các nước Chư hầu, Tề Hằng Công trở thành bá chủ trong các nước Chư hầu.
Sau khi Bao Thúc Nha chết, Quản Trọng khóc trước mộ ông và nói lúc đầu tôi hộ tống cho hoàng tử Củ bị thất bại, các đại thần khác đều chết để giữ tiết trung, duy chỉ có tôi cam chịu tù đầy, Bao Thúc Nha không chê cười khí tiết của tôi. Cha mẹ là người sinh tôi nhưng chỉ có Bao Thúc Nha là hiểu biết tôi thôi.
Tình bạn nồng thắm giữa Quản Trọng và Bao Thúc Nha đã trở thành giai thoại hay được lưu truyền qua các đời ở Trung Quốc. Mọi người thường lấy tình bạn giữa hai người để ví tình bạn của mình.
_________________
(Copyright: nguoicaotuoi.org.vn)
Quản Trọng được trọng dụng, quản lí triều chính ở nước Tề, giúp Tề Hoàn Công lập nghiệp bá vương. Tề Hoàn Công chín lần triệu tập các nước chư hầu liên kết đồng minh, khiến thiên hạ đi đến ổn định, đều là nhờ mưu lược của Quản Trọng.
Quản Trọng làm thừa tướng ở nước Tề, dựa vào mảnh đất nhỏ bé ở bờ biển này, phát triển buôn bán tích luỹ tiền của, gây dựng nước giầu binh mạnh. Sách lược mà Quản Trọng định ra có thể phản ánh khuynh hướng yêu ghét của dân chúng. Trong sách của ông nói rằng: “Lương thực trong kho chứa đầy, người ta sẽ biết chú trọng lễ tiết; cái ăn cái mặc đầy đủ, người ta sẽ biết thế nào là quang vinh, thế nào là sỉ nhục. Vua ăn mặc, sử dụng xa giá có chế độ nhất định, thì quan hệ giữa vua tôi mới bền vững. Bốn chuẩn mực lễ, nghĩa, liêm, sỉ không được thiết lập, thì quốc gia sẽ diệt vong. Pháp lệnh của chính phủ giống như nước chảy trên đất bằng, đâu đâu cũng thuận theo tâm nguyện của dân”. Cho nên, chính lệnh mà ông ta không cao vời mà dễ chấp hành. Quản Trọng xử lí chính sự, giỏi tuỳ cơ ứng biến, biến họa thành phúc, chuyển bại thành thắng. Ông rất giỏi cân nhắc mức độ khinh trọng của sự việc, suy tính lợi ích của quốc gia một cách lợi hại. (Sử kí – Quản án liệt truyện).