Copyright (
4vn.eu/forum) (Đây cũng là một site sách tài liệu ebook, thư viện)
Trích đoạn cuối:
"Tôi nằm xuống, nghe nước róc rách vỗ vào mạn thuyền, biết là tôi đang đi theo con đường của tôi. Tôi nghĩ bụng: tôi và Nhuận Thổ, tuy cách bức đến như thế này, nhưng con cháu chúng tôi vẫn còn thân thiết với nhau. Chẳng phải là cháu Hoằng đang tưởng nhớ đến Thủy Sinh đó ư? Tôi mong ước chúng nó sẽ không giống chúng tôi, không bao giờ phải cách bức nhau cả... Nhưng tôi cũng không muốn chúng nó vì thân thiết với nhau mà phải vất vả, chạy vạy như tôi, cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ; cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà tàn nhẫn như bao nhiêu người khác (như mụ 'Tây Thi đậu phụ'...). Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống.
Tôi nghĩ đến những niềm hy vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ.
...Nhưng bây giờ, điều tôi đang gọi là hy vọng đây, biết đâu không phải là một thứ tượng gỗ tự tay tôi chế tạo ra? Có khác chăng là những điều anh ta mong ước thì gần gũi, còn những điều tôi mong ước thì xa vời đó thôi.
Tôi đang mơ màng, thì trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển; trên vòm trời xanh đậm, treo lửng lơ một vừng trăng tròn vàng thắm. Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi."
____
* 2 cặp nhân vật luân chuyển: nhân vật tôi (tác giả) & Nhuận Thổ; cháu Hoằng & cháu Thủy Sinh.
* Yếu tố lặp tạo ấn tượng hình ảnh: 2 lần xuất hiện trong tác phẩm Cố Hương (một vừng trăng tròn vàng thắm)
- Lần 1: Một vừng trăng tròn vàng thắm treo lửng lơ trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển...
- Lần 2: Tôi đang mơ màng, thì trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển; trên vòm trời xanh đậm, treo lửng lơ một vừng trăng tròn vàng thắm.
* Hình ảnh ẩn dụ ý nghĩa: tượng gỗ
___________________________
Không phải ngẫu nhiên mà mỗi khi nhân vật tôi có chút cảm xúc mơ màng thì trong ông lại hiện ra hình ảnh một vầng trăng tròn vàng thắm. (Làm mình nhớ tới hình ảnh mảnh trăng trong truyện 'Mảnh trăng cuối rừng' của Nguyễn Minh Châu. Mình nghĩ chúng đều là thủ pháp nghệ thuật lặp hình ảnh tạo nên một sợi dây xuyên suốt đồng nhất của tác phẩm đồng thời gởi gắm suy tư của nhân vật vào trong hình ảnh đó. Nó như một điểm nhấn giúp độc giả lưu ý hơn.)
Mà nói thật ra, tác phẩm này sau hơn chục năm rồi, bây giờ tôi đọc lại, tôi thấy nó mông lung bỏ xừ. Tác giả muốn thế hệ bọn trẻ con lớn lên sẽ sống một cuộc đời mới, một cuộc đời khác biệt với sự nghèo đói, đần độn và tàn nhẫn mà tác giả đang cảm nhận và chứng kiến ở làng quê của mình. Điều đó kỳ thực là tốt thôi. Nhưng cuộc sống chỉ có thể biến đổi từ từ, nhiều ít, chứ gọi là thay đổi toàn bộ thì khó.
Sự mong muốn gần gũi hay xa vời được tác giả ẩn dụ hóa vào yếu tố 'tượng gỗ'. Và muốn nó đẹp hơn, quan trọng hơn thì sự ẩn dụ đó được gắn vào với hai từ 'hy vọng'. Rồi hy vọng lại được cụ thể hóa dưới hình ảnh 'con đường'. Mà như chúng ta biết, hình ảnh con đường bản thân nó lại có những lớp nghĩa đa dạng phong phú.
Con đường của Lỗ Tấn ở đây là 'con đường đi
mãi mà thành'. Tôi lưu tâm chữ 'mãi' trong câu này. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, lớp lớp thế hệ tạo ra một sự lặp đi lặp lại, và rồi thành hiện thực khách quan, thành hiện tại cuộc sống. Nhưng tôi kỳ thực không hiểu, con đường của Lỗ Tấn đã có hay chưa, liệu sẽ tạo ra con đường mới, con đường khác, hay vẫn toàn là bụi rậm rừng hoang mà nhân vật tôi vẫn còn mơ màng chưa tìm thấy??? Hay đang tìm kiếm những người đi mở đường...???
Cảm nhận của tôi thì là vậy. Bởi vì đối với tôi con đường là hình ảnh ẩn dụ đa nghĩa, mà hễ bước đi trên con đường thì chẳng ai muốn bị lạc đường cả. Nhưng đó lại là điều vốn dĩ rất bình thường có thể xảy ra. Đã hơn chục năm rồi kể từ khi tôi được học về tác phẩm này, kỳ thực, cốt truyện tôi không nhớ mấy, nhưng cái câu kết của tác phẩm thì cứ ám ảnh trong đầu. Không chỉ có tôi, mà tôi biết khá nhiều người cũng thích cái câu kết đó. Chỉ tại vì tôi thấy hình ảnh con đường đó nó cuốn hút nhưng lại đa nghĩa quá thôi...
Xem ra, Lỗ Tấn muốn nêu hình ảnh con đường để truyền tải niềm hy vọng tương lai thoát khỏi sự nghèo sự khổ ở cái làng quê này. Nhưng nhiều bạn trẻ thế hệ sau này khi đọc 'Cố hương' lại lưu giữ hình ảnh 'con đường' của ông với những sắc thái triết lý mở rộng hơn. Song, mở rộng như thế nào thì đối với mình còn rất mông lung, và mình không viết ra được. Mình chỉ biết có cái gì đó là sự dũng cảm, có cái gì đó là ý chí và chút liều lĩnh khi bước đi trên đường đời... Phải vậy không???
Vẫn biết Lỗ Tấn là một cây bút có trách nhiệm. Trách nhiệm cho đất nước, dân tộc của ông, mà đặc biệt là những đề tài viết về người nông dân thôn quê. Là một người nghĩ rộng lớn và bao quát. Cũng vì thế mà tác phẩm của ông thường mang ý nghĩa tổng thể khái quát. Riêng đối với tôi, tôi cảm nhận cái 'con đường đi mãi mà thành' này của ông cũng mang tính sâu sắc bao trùm lắm mà tôi vẫn không cụ thể hóa nó ra thành câu chữ mạch lạc được.
Suy nghĩ như vậy, kỳ thực hình ảnh con đường mà Lỗ Tấn nói đến ở đây là thể hiện triết lý hình thành nên những con đường. Trên trái đất này chắc chắn phải có những con đường. Nhưng khi mới đầu thì chưa có con đường nào cả. Rồi cuộc sống diễn ra mà con người tạo nên những con đường như
lẽ tất yếu. Cho nên, đoạn kết nói về con đường trong tác phẩm 'Cố hương' thể hiện niềm hy vọng lạc quan vào tương lai đối với những cảnh đời mụ mị nghèo khổ ở cái làng quê của nhân vật tôi. Dù bây giờ chưa có, nhưng tương lai chắc chắn sẽ có những con đường. Vì vậy mới nói cách miêu tả này của Lỗ Tấn thật cao siêu.
Nói thêm, con đường thì cũng có con đường đẹp, con đường xấu chứ. Vì đây là hình ảnh mang tính ẩn dụ nên có thể liên tưởng nhiều lớp nghĩa của nó. Câu văn này của Lỗ Tấn thực là một triết lý đáng để chiêm nghiệm về nó... Thật hay và sâu sắc phải không!
"Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi." Vấn đề ở chỗ là, con đường ấy là con đường như thế nào, có mấy người đi trên con đường ấy, mà người ta có chịu đi mãi không, hay lại bỏ rồi tìm con đường khác, ..vân vân và vân vân... Vì câu văn này của Lỗ Tấn bao quát chung chung, trừu tượng như vậy song lại củng cố niềm tin vững bước cho con người ta cho nên mình mới thấy cái triết lý này thật đáng quan tâm, cũng có thể vì nó cao siêu quá chăng, khó hiểu quá chăng...?!
'Lỗ Tấn là số một, Kim Dung là số hai.'
NHân tiện đây, cũng là một kẻ bị thu hút bởi Lý số, tôi thấy cái tên Nhuận Thổ cũng có cái đáng lưu ý liên quan đến nghệ thuật đặt tên. Đó là, theo lời mê tín về tướng số thì mệnh người có ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Có đủ ngũ hành là số tốt, khuyết một hành là số xấu. Khuyết hành nào thì lấy tên hành ấy mà đặt tên, có thể bổ cứu cho vận mệnh.