Chữ Hán được cấu tạo theo 6 nguyên tắc gọi là Lục thư.
1. Tượng hình: 人,日
2. Chỉ sự: chỉ định một sự vật và biểu diễn bằng chữ. 上, 下,一,二, 本
3. Hội ý: ghép ý nghĩa với nhau. VD: 古 cổ: xưa – điều gì mà 10 (十 thập) miệng (口 khẩu) đã nói đến là cũ, xưa rồi.
4. Hình thanh: gồm phần Hình 形 (chỉ ý) & phần Thanh 声 (chỉ âm). Sau đó, nếu muốn viết chữ khác thì chỉ cần giữ lại phần Thanh mà thay đổi phần Hình.
VD: Chu = trùng (phần Hình) + chu (phần Thanh)
Sau đó, đổi thành Chu = bộ Thủy (phần Hình) + chu (phần Thanh) → Sông Chu (ở tỉnh Shandong)
Lưu ý là vị trí của phần Hình & phần Thanh thay đổi tùy từng chữ.
VD: 江 giang: sông, gồm bộ 氵thuỷ để chỉ vật gì có liên quan đến nước (ý) và chữ 工 công, chữ này tạo cho ta âm “giang”. Ghi chú: theo cách tạo từ này, lẽ ra phải đọc là “Giông” chứ không phải “Giang” vì nó lấy âm “ông” trong chữ “công, 工”. Nếu thay âm “Gi” Việt cổ (?) hay Hán cổ (?) bằng âm “S” Việt hiện nay, chữ 江 ta đọc là “sông”, nghĩa là sông (river) là hợp tình hợp lý nhất?!
VD: Chữ Vị (味) trong “khẩu vị” được ghép bởi bộ Khẩu (口) chỉ việc ăn/nói, và chữ Vị (未) là “chưa” trong “chưa đến – vị lai” để chỉ cách phát âm.
Nguyên tắc này được sử dụng rất phổ biến. Khoảng 80% chữ Hán là chữ Hình thanh.
5. Chuyển chú: Dùng một chữ có sẵn, thay đổi hình dạng đi đôi chút, để đặt ra một chữ khác có nghĩa tương tự.
VD: Ghép bộ Thảo (cây cỏ) vào chữ Lạc (樂, vui vẻ) thành chữ Dược (藥) là thuốc.
- Chữ Lão (老) là già, thay đổi hình dạng đôi chút ta có Khảo (考) nghĩa là “sống lâu”.
6. Giả tá: mượn chữ đã có để nói lên ý nghĩa mới chứ không tạo ra chữ mới.
- Biến đổi dấu giọng (thanh) của chữ ấy để tạo thành một chữ mới với nghĩa khác.
VD: 長 trường: dài, 長 trưởng: lớn.
- Giữ nguyên thanh âm của một chữ nào đó, rồi gán thêm cho nó một nghĩa mới.
VD: 萬 vốn có nghĩa là con bò cạp (萬 tượng hình con vật ấy) nhưng lại dùng theo nghĩa 10000.
- Hoặc lầm với chữ khác.
VD: 說 thuyết dùng lầm cho chữ 悅 duyệt trong Luận ngữ.
1. Tượng hình: 人,日
2. Chỉ sự: chỉ định một sự vật và biểu diễn bằng chữ. 上, 下,一,二, 本
3. Hội ý: ghép ý nghĩa với nhau. VD: 古 cổ: xưa – điều gì mà 10 (十 thập) miệng (口 khẩu) đã nói đến là cũ, xưa rồi.
4. Hình thanh: gồm phần Hình 形 (chỉ ý) & phần Thanh 声 (chỉ âm). Sau đó, nếu muốn viết chữ khác thì chỉ cần giữ lại phần Thanh mà thay đổi phần Hình.
VD: Chu = trùng (phần Hình) + chu (phần Thanh)
Sau đó, đổi thành Chu = bộ Thủy (phần Hình) + chu (phần Thanh) → Sông Chu (ở tỉnh Shandong)
Lưu ý là vị trí của phần Hình & phần Thanh thay đổi tùy từng chữ.
VD: 江 giang: sông, gồm bộ 氵thuỷ để chỉ vật gì có liên quan đến nước (ý) và chữ 工 công, chữ này tạo cho ta âm “giang”. Ghi chú: theo cách tạo từ này, lẽ ra phải đọc là “Giông” chứ không phải “Giang” vì nó lấy âm “ông” trong chữ “công, 工”. Nếu thay âm “Gi” Việt cổ (?) hay Hán cổ (?) bằng âm “S” Việt hiện nay, chữ 江 ta đọc là “sông”, nghĩa là sông (river) là hợp tình hợp lý nhất?!
VD: Chữ Vị (味) trong “khẩu vị” được ghép bởi bộ Khẩu (口) chỉ việc ăn/nói, và chữ Vị (未) là “chưa” trong “chưa đến – vị lai” để chỉ cách phát âm.
Nguyên tắc này được sử dụng rất phổ biến. Khoảng 80% chữ Hán là chữ Hình thanh.
5. Chuyển chú: Dùng một chữ có sẵn, thay đổi hình dạng đi đôi chút, để đặt ra một chữ khác có nghĩa tương tự.
VD: Ghép bộ Thảo (cây cỏ) vào chữ Lạc (樂, vui vẻ) thành chữ Dược (藥) là thuốc.
- Chữ Lão (老) là già, thay đổi hình dạng đôi chút ta có Khảo (考) nghĩa là “sống lâu”.
6. Giả tá: mượn chữ đã có để nói lên ý nghĩa mới chứ không tạo ra chữ mới.
- Biến đổi dấu giọng (thanh) của chữ ấy để tạo thành một chữ mới với nghĩa khác.
VD: 長 trường: dài, 長 trưởng: lớn.
- Giữ nguyên thanh âm của một chữ nào đó, rồi gán thêm cho nó một nghĩa mới.
VD: 萬 vốn có nghĩa là con bò cạp (萬 tượng hình con vật ấy) nhưng lại dùng theo nghĩa 10000.
- Hoặc lầm với chữ khác.
VD: 說 thuyết dùng lầm cho chữ 悅 duyệt trong Luận ngữ.
1. Tượng hình 象形 (象形) Pictographic.
ReplyDelete2. Chỉ sự (指事) Indicative.
3. Hội ý 會意 (会意) Associative Compound.
4. Hình thanh 形聲 (形声) Pictophonetic.
5. Chuyển chú 轉注
6. Giả tá 假借 (假借) Phonetic Loan.