(SOURCE/giasutrangnguyen.com)
[...] Việc tìm ngựa vừa xong, thì việc khác lại xẩy ra. Hôm đó, ở trong cung, công chúa út bỗng dưng mất chiếc vòng ngọc.
Chiếc vòng này vua rất quý, bởi nó không chỉ bằng ngọc do nước ngoài tiến cống, mà nó còn có một đặc tính kỳ lạ: ai đeo vào sẽ không bị ốm đau, bệnh tật. Vua quý công chúa út nhất, nên mới ban cho nàng. Được tin này, quan thượng thư liền tiến cử Chung Nhi vào cung để tìm vòng ngọc giúp vua.
Vua cho chàng ở riêng một nơi, sai người ngày đêm hầu hạ chàng. Suốt mười ngày sống trong cung vua, tất cả sơn hào hải vị, miếng ngon vật lạ... không thức gì là chàng không được nếm qua. Nếu tìm được vòng ngọc cho công chúa, thì có lẽ chàng là người hạnh phúc nhất trên thế gian này. Nhưng tìm đâu ra vòng ngọc? Chàng bỗng bật cười tự chế giễu mình:
- Đúng là "Quýt làm cam chịu"!
Vừa nói xong, cửa bỗng bật tung, một người lao vào quỳ dưới chân chàng, van xin:
- Thưa ông, việc này quả thằng Quýt làm. Nó chủ mưu lấy cắp, rồi sai con đi giấu. Nhưng chẳng lẽ Quýt làm Cam chịu? Con xin chỉ nơi giấu vòng ngọc, mong ông xá tội, đừng khai tên chúng con, kẻo chúng con mất đầu.
Nói xong, tên Cam dập đầu xuống đất xin chàng. Đến đây, Chung Nhi mới hiểu sự tình. Thì ra, suốt mười ngày qua thằng Cam và thằng Quýt thay nhau theo dõi xem chàng có bói ra việc chúng ăn cắp vòng ngọc không. Hôm đó, thằng Cam đang rình bên ngoài theo dõi nghe chàng nói đến tên cả hai đứa thì sợ hãi, hắn phải lao vào thú tội. Chàng tặc lưỡi, gật đầu:
- Ừ thì ta tha cho, hãy nói mau xem, vòng ngọc ở đâu?
Tên Cam khai hết sự thật.
Sáng hôm sau, chàng đến gặp vua, chỉ rõ nơi giấu chiếc vòng ngọc. Vua sai người đi tìm, quả nhiên thấy lại vật quý. Nhà vua hết sức vui mừng và dĩ nhiên thưởng cho chàng rất nhiều vàng bạc.
:::::
(SOURCE/google.com.vn/giaidap)
Khi một người làm việc gì mà nguời khác phải gánh chịu hậu quả của việc ấy (thường là hậu quả không hay), thì trong tiếng Việt, nguời ta thường nói là “quýt làm cam chịu”.
Đối với chúng ta, quýt và cam là hai giống cây ăn quả rất được ưa thích, thường trồng trong vuờn. Hai giống cây này cùng họ hàng, rất gần gũi nhau, có thể lai giống lẫn nhau. Quýt lai cam và cam lai quýt là chuyện bình thường.
Vậy thì quýt làm cam chịu vốn có nghĩa ra sao khi xét về nguồn gốc ?
Một số người làm vườn giải thích rằng: cam và quýt tuy cùng họ với nhau thật, nhưng nếu trồng chung trong một vườn thì cam sẽ kém ngon, còn quýt sẽ to quả hơn, và vị của nó cũng đã khác đi rồi. Vì thế, muốn có cam hay quýt thuần chủng, giữ được hương vị riêng thì phải trồng tách biệt, mỗi loại cây một nơi. Trong một vườn, đã trồng cam thì thôi trồng quýt, mà đã trồng quýt thì thôi trồng cam. Cam mà “làm”, thì quýt phải “chịu”, và ngược lại. Với cách hiểu nghĩa gốc của câu tục ngữ như vậy, thì cam và quýt ở đây là những loài cây trồng, đối tượng của người làm vườn, còn làm hay chịu là hành động của nguời làm vườn ấy !
Nhưng cũng còn một cách hiểu khác.
Ai đã đọc truyện Trạng Lợn, hẳn còn nhớ một câu chuyện nhỏ sau đây: Chuyện kể rằng Trạng được người đời đồn đại là có tài bói toán siêu hạng. Một hôm công chúa bị mất đôi vòng ngọc quý do nước ngoài đem cống vua ta. Cả triều đình xôn xao, mất ăn mất ngủ. Viên quan coi việc an ninh lập tức cho lính triệu ngay Trạng Lợn vào triều và trao cho việc truy tìm thủ phạm. Trạng biết là khó gỡ, nhưng không dám chối từ, bèn tìm cách hoãn binh, xin cho được mười lăm ngày để suy tính. Nằm trên một căn gác cao tĩnh mịch, Trạng nghĩ quanh quẩn đã được bảy ngày mà vẫn chẳng tìm ra được diệu kế gì, bụng lấy làm lo lắm. Nếu không hiến được kế tìm ra thủ phạm thì có thể mất đầu ! Nghĩ quẩn quá, Trạng đập tay xuống chiếu mà than rằng: “Hừ, rõ thực quýt làm cam chịu”. Không ngờ, trong vụ ấy thằng Quýt thông đồng với thằng Cam ăn trộm vòng ngọc của công chúa. Hai tên trộm vì quá lo lắng đã đến rình dưới căn gác để nghe trộm xem động tĩnh thế nào. Khi nghe thấy Trạng phán như vậy, chúng hoảng hốt, vội ra đầu thú để mong được giảm nhẹ tội. Thế là Trạng không chỉ thoát tội, mà còn lập được công to nhờ có sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa từ cam và từ quýt trong lời than của Trạng với tên riêng của hai thằng kẻ trộm! Sự trùng hợp ngẫu nhiên ấy lại nên chuyện và có thể chấp nhận được vì nó có cơ sở trong cuộc sống. Ta đã chẳng từng gặp những cái tên rất dân dã, như anh Mít, anh Xoài, anh Nghêu, anh Ốc, thị Hến, cô Thơm, thằng Cò, cái Hĩm... đó sao!
Và như thế thì câu quýt làm cam chịu ban đầu cũng chỉ biểu thị một tình huống cụ thể tương tự như chuyện thằng Quýt làm cái việc ăn trộm vòng ngọc mà thằng Cam thì phải chịu tội. Về sau, do tính điển hình của sự việc và cảnh huống mà câu này trở thành tục ngữ với nghĩa khái quát hơn, ứng với mọi cảnh huống tương tự: Người này làm, còn người kia phải chịu hậu quả.
Dĩ nhiên, ngay cách lý giải vừa nêu cũng chỉ là một giả thuyết.
Nhiều khi người ta không cần biết đến lai lịch của thành ngữ, tục ngữ, nhưng người ta vẫn sử dụng nó một cách thuần thục và sinh động. Đối với thành ngữ quýt làm cam chịu (hay cam làm quýt chịu) cũng vậy.
Trong tiếng Việt còn có một thành ngữ rất gần nghĩa với câu quýt làm cam chịu. Đó là câu kẻ ăn ốc người đổ vỏ. Song, câu thành ngữ thứ hai này thường dùng để nói về một cảnh huống hơi khác là: một người được hưởng thụ, còn một người khác lại phải gánh chịu hậu quả.
(sưu tầm)
[...] Việc tìm ngựa vừa xong, thì việc khác lại xẩy ra. Hôm đó, ở trong cung, công chúa út bỗng dưng mất chiếc vòng ngọc.
Chiếc vòng này vua rất quý, bởi nó không chỉ bằng ngọc do nước ngoài tiến cống, mà nó còn có một đặc tính kỳ lạ: ai đeo vào sẽ không bị ốm đau, bệnh tật. Vua quý công chúa út nhất, nên mới ban cho nàng. Được tin này, quan thượng thư liền tiến cử Chung Nhi vào cung để tìm vòng ngọc giúp vua.
Vua cho chàng ở riêng một nơi, sai người ngày đêm hầu hạ chàng. Suốt mười ngày sống trong cung vua, tất cả sơn hào hải vị, miếng ngon vật lạ... không thức gì là chàng không được nếm qua. Nếu tìm được vòng ngọc cho công chúa, thì có lẽ chàng là người hạnh phúc nhất trên thế gian này. Nhưng tìm đâu ra vòng ngọc? Chàng bỗng bật cười tự chế giễu mình:
- Đúng là "Quýt làm cam chịu"!
Vừa nói xong, cửa bỗng bật tung, một người lao vào quỳ dưới chân chàng, van xin:
- Thưa ông, việc này quả thằng Quýt làm. Nó chủ mưu lấy cắp, rồi sai con đi giấu. Nhưng chẳng lẽ Quýt làm Cam chịu? Con xin chỉ nơi giấu vòng ngọc, mong ông xá tội, đừng khai tên chúng con, kẻo chúng con mất đầu.
Nói xong, tên Cam dập đầu xuống đất xin chàng. Đến đây, Chung Nhi mới hiểu sự tình. Thì ra, suốt mười ngày qua thằng Cam và thằng Quýt thay nhau theo dõi xem chàng có bói ra việc chúng ăn cắp vòng ngọc không. Hôm đó, thằng Cam đang rình bên ngoài theo dõi nghe chàng nói đến tên cả hai đứa thì sợ hãi, hắn phải lao vào thú tội. Chàng tặc lưỡi, gật đầu:
- Ừ thì ta tha cho, hãy nói mau xem, vòng ngọc ở đâu?
Tên Cam khai hết sự thật.
Sáng hôm sau, chàng đến gặp vua, chỉ rõ nơi giấu chiếc vòng ngọc. Vua sai người đi tìm, quả nhiên thấy lại vật quý. Nhà vua hết sức vui mừng và dĩ nhiên thưởng cho chàng rất nhiều vàng bạc.
:::::
(SOURCE/google.com.vn/giaidap)
Khi một người làm việc gì mà nguời khác phải gánh chịu hậu quả của việc ấy (thường là hậu quả không hay), thì trong tiếng Việt, nguời ta thường nói là “quýt làm cam chịu”.
Đối với chúng ta, quýt và cam là hai giống cây ăn quả rất được ưa thích, thường trồng trong vuờn. Hai giống cây này cùng họ hàng, rất gần gũi nhau, có thể lai giống lẫn nhau. Quýt lai cam và cam lai quýt là chuyện bình thường.
Vậy thì quýt làm cam chịu vốn có nghĩa ra sao khi xét về nguồn gốc ?
Một số người làm vườn giải thích rằng: cam và quýt tuy cùng họ với nhau thật, nhưng nếu trồng chung trong một vườn thì cam sẽ kém ngon, còn quýt sẽ to quả hơn, và vị của nó cũng đã khác đi rồi. Vì thế, muốn có cam hay quýt thuần chủng, giữ được hương vị riêng thì phải trồng tách biệt, mỗi loại cây một nơi. Trong một vườn, đã trồng cam thì thôi trồng quýt, mà đã trồng quýt thì thôi trồng cam. Cam mà “làm”, thì quýt phải “chịu”, và ngược lại. Với cách hiểu nghĩa gốc của câu tục ngữ như vậy, thì cam và quýt ở đây là những loài cây trồng, đối tượng của người làm vườn, còn làm hay chịu là hành động của nguời làm vườn ấy !
Nhưng cũng còn một cách hiểu khác.
Ai đã đọc truyện Trạng Lợn, hẳn còn nhớ một câu chuyện nhỏ sau đây: Chuyện kể rằng Trạng được người đời đồn đại là có tài bói toán siêu hạng. Một hôm công chúa bị mất đôi vòng ngọc quý do nước ngoài đem cống vua ta. Cả triều đình xôn xao, mất ăn mất ngủ. Viên quan coi việc an ninh lập tức cho lính triệu ngay Trạng Lợn vào triều và trao cho việc truy tìm thủ phạm. Trạng biết là khó gỡ, nhưng không dám chối từ, bèn tìm cách hoãn binh, xin cho được mười lăm ngày để suy tính. Nằm trên một căn gác cao tĩnh mịch, Trạng nghĩ quanh quẩn đã được bảy ngày mà vẫn chẳng tìm ra được diệu kế gì, bụng lấy làm lo lắm. Nếu không hiến được kế tìm ra thủ phạm thì có thể mất đầu ! Nghĩ quẩn quá, Trạng đập tay xuống chiếu mà than rằng: “Hừ, rõ thực quýt làm cam chịu”. Không ngờ, trong vụ ấy thằng Quýt thông đồng với thằng Cam ăn trộm vòng ngọc của công chúa. Hai tên trộm vì quá lo lắng đã đến rình dưới căn gác để nghe trộm xem động tĩnh thế nào. Khi nghe thấy Trạng phán như vậy, chúng hoảng hốt, vội ra đầu thú để mong được giảm nhẹ tội. Thế là Trạng không chỉ thoát tội, mà còn lập được công to nhờ có sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa từ cam và từ quýt trong lời than của Trạng với tên riêng của hai thằng kẻ trộm! Sự trùng hợp ngẫu nhiên ấy lại nên chuyện và có thể chấp nhận được vì nó có cơ sở trong cuộc sống. Ta đã chẳng từng gặp những cái tên rất dân dã, như anh Mít, anh Xoài, anh Nghêu, anh Ốc, thị Hến, cô Thơm, thằng Cò, cái Hĩm... đó sao!
Và như thế thì câu quýt làm cam chịu ban đầu cũng chỉ biểu thị một tình huống cụ thể tương tự như chuyện thằng Quýt làm cái việc ăn trộm vòng ngọc mà thằng Cam thì phải chịu tội. Về sau, do tính điển hình của sự việc và cảnh huống mà câu này trở thành tục ngữ với nghĩa khái quát hơn, ứng với mọi cảnh huống tương tự: Người này làm, còn người kia phải chịu hậu quả.
Dĩ nhiên, ngay cách lý giải vừa nêu cũng chỉ là một giả thuyết.
Nhiều khi người ta không cần biết đến lai lịch của thành ngữ, tục ngữ, nhưng người ta vẫn sử dụng nó một cách thuần thục và sinh động. Đối với thành ngữ quýt làm cam chịu (hay cam làm quýt chịu) cũng vậy.
Trong tiếng Việt còn có một thành ngữ rất gần nghĩa với câu quýt làm cam chịu. Đó là câu kẻ ăn ốc người đổ vỏ. Song, câu thành ngữ thứ hai này thường dùng để nói về một cảnh huống hơi khác là: một người được hưởng thụ, còn một người khác lại phải gánh chịu hậu quả.
(sưu tầm)
No comments:
Post a Comment