01 March, 2009

Việt sử giai thoại: Chuyện Nguyễn Trực & Trịnh Thiết Trường đi sứ

VIỆT SỬ GIAI THOẠI: Chuyện Nguyễn Trực và Trịnh Thiết Trường đi sứ
Tác giả: Nguyễn Khắc Thuần
Time: 27/03/2009
Trong phần Tùng đàm của sách Kiến Văn Tiểu Lục, Lê Quý Đôn đã chép lại nhiều chuyện tục truyền khá thú vị. Dưới đây là một trong những chuyện tục truyền khá thú vị ấy, kèm theo lời bàn cuối chuyện rất xác đáng của Bảng nhãn Lê Quý Đôn:

"Tục truyền, vào niên hiệu Thái Hòa(1), Bảng nhãn Trịnh Thiết Trường và Trạng nguyên Nguyễn Trực vâng mệnh triều đình đi sứ sang Trung Quốc. Gặp lúc ấy, triều đình Trung Quốc cũng mở khoa thi và hạ lệnh cho bồi thần các nước được cùng với các Cử nhân của Trung Quốc dự thi. Vào trường thi, khi vừa mới làm bài được chừng một nửa, Trịnh Thiết Trường liền nói với Nguyễn Trực rằng:

Tôi nghĩ đỗ đầu khoa này chỉ có tôi hoặc ông thôi. Nhưng tôi được chỗ đắc ý, sợ ông khó sánh kịp. Khi ở nước nhà, tôi chỉ đỗ Bảng nhãn còn ông đỗ Trạng nguyên, nay nếu tôi chiếm ngôi trên, hẳn là triều đình sẽ trách cứ quan trường trước kia đã chấm văn không tinh. Ý ông thế nào?

Nguyễn Trực nói:
Xin đa tạ tấm lòng của bác. Bác đã thực lòng nhún nhường thì xin bác hãy giảm bớt bút lực, khiến cho hai người cùng được giữ danh thứ giống như xưa là hay hơn cả.

Trịnh Thiết Trường nhận lời. Bài văn của Trịnh Thiết Trường có câu: "Nam chi chu, Bắc chi mã"(2), Trịnh Thiết Trường bèn xóa chữ mã (???!!!) và viết lại, thay vì đủ bốn nét chấm, Trịnh Thiết Trường chỉ viết có ba nét chấm thôi. Khảo quan xét duyệt quyển thi, thấy các quyển đều kém cỏi, chỉ có quyển của Trịnh Thiết Trường đáng đỗ Trạng nguyên và quyển của Nguyễn Trực đáng đỗ Bảng nhãn. Nhưng, vì bài của Thiết Trường viết nhầm một chữ, lại dám cho ngựa phương Bắc ba chân là ngựa què, tức có ý khinh nhờn Trung Quốc, nên họ bèn thay đổi, lấy Nguyễn Trực đỗ Trạng Nguyên hai nước và Thiết Trường đỗ Bảng nhãn hai nước, cùng cho được hưởng lệ vinh quy.

Khi tạ ơn để ra về, thiên triều cũng ban cho áo gấm, hốt vàng, lọng, dù và cả ngựa tốt nữa. Nguyễn Trực được lên ngựa trước, Trịnh Thiết Trường lên ngựa sau. Ngựa của Trịnh Thiết Trường bị buộc một chân trước, khiến cho cái chân trước đó phải co lên, nhưng thiên triều vẫn bắt Trịnh Thiết Trường phải để nguyên dây buộc mà đi, nếu không đi được thì Trịnh Thiết Trường sẽ bị bắt giữ lại. Trịnh Thiết Trường vẫn giữ thái độ bình tĩnh như không. Ông sai người đẽo ván thành hình chân trước của ngựa, tháp vào rồi lấy dây buộc chặt lại, xong, ông còn lấy dây sắt cột thêm vào cho thật chắc. Trịnh Thiết Trường lên ngựa và ra roi. Ngựa vẫn chạy được, vì một chân trước bị cột co lên đã có chân gỗ chống đỡ tạm. Đi được chừng hơn một dặm, thiên triều khen Trịnh Thiết Trường có tài ứng biến, liền sai người tới cởi chân ngựa đã bị buộc ra, cho được cùng với Trạng Nguyên Nguyễn Trực theo thứ tự mà trở về nước.

Lời tục truyền này rất vô lý, thật đáng cười. Nhưng sở dĩ có người đặt ra chuyện này là bởi họ thấy trong tập biểu văn của quốc triều có bài Nghĩ bài biểu tạ ơn thiên triều đã cho Nguyễn Trực đỗ Trạng Nguyên, lại còn ban cho áo mũ, đai và hốt, họ cứ tưởng là có thật nên mới bịa ra câu chuyện quê kệch đó mà thôi. Sự thực, Thánh Tông Thuần Hoàng Đế(3) vì rất quý trọng Nguyễn Trực nên đã bỡn cợt ra đề ấy để Nguyễn Trực làm chớ nào có phải là đúng như chuyện kể đâu?"

Lời bàn: Lời bàn viết ở cuối chuyện của Lê Quý Đôn quả là rất xác đáng, nếu không phải là bậc cẩn trọng, quyết không ai có thể cất công tra cứu sách vở để biện bác rõ ràng như thế. Song, chuyện vẫn là chuyện của bao đời, bởi vì chính nó có cái vẻ bề ngoài khá hợp lý. Kẻ nông cạn thường chỉ có thể xét đoán mọi sự từ cái vẻ hợp lý bề ngoài ấy thôi. Oái oăm thay, kẻ nông cạn thì đông mà bậc cẩn trọng, sâu sắc thì ít. Vô hại như chuyện này chẳng sao chớ chuyện hại nhau mà cũng được khéo léo giấu trong cái vỏ hợp lý bề ngoài như thế này thì nguy hiểm biết chừng nào. Cho nên, hãy cảnh giác, hỡi tất cả những ai thích nghe đàm tiếu chuyện đời!

1. Tức từ năm 1443 đến năm 1453.
2. Nghĩa là thuyền phương Nam, ngựa phương Bắc.
3. Tức Hoàng đế Lê Thánh Tông (1460-1497)

28 February, 2009

Đẻ đất đẻ nước (Te tấc te đác)

Mưa dầm dề chín đêm mười bữa sáng
Mưa rào rào chín buổi sáng mười đêm

Mưa ở giữa đồng
Mưa vòng ra bờ suối
Mưa xói núi
Mưa mòn gò
Mưa từ chân trời này
Mưa sang chân trời nọ

Trời kéo mây ùn ùn
Trời đùn mây kìn kìn
Gió ầm ầm bốn bên
Mây ùn lên từng đống
Mây kéo chồng từng mảng

Mưa ngập ruộng sâu, ruộng cạn
Mưa trằn bờ suối, gò cao

Mưa ngập bụi
Mưa ngập cây
Nước chín đồi đổ về một biển
Nước mười đồi đổ về một sông
__________
Một vài nét về tác phẩm (Source: thptphanchautrinh.com)

1. Quy mô

Sử thi "Đẻ đất đẻ nước" có quy mô hoành tráng. Bản sưu tầm ở Thanh Hoá dài tới 8503 câu thơ. Người Mường ở Nghĩa Lộ, Hoà Bình và miền tây Thanh Hoá còn truyền tụng "Đẻ đất đẻ nước". Các thầy mo (thầy cúng) vẫn đọc "Đẻ đất đẻ nước" trong các tang lễ.

2. Tóm tắt

Thuở ấy, khi đất trời còn hỗn mang, bỗng "mưa dầm mưa dãi" nước ngập mênh mông, 50 ngày sau mới rút hết. Tự nhiên mọc lên một cây xanh có 90 cành, có một cành cao trọc trời, biến thành ông Thu Tha, Bà Thu Thiên. Hai Thần truyền lệnh làm ra Đất, Trời và Vạn vật. Sau đó, nắng dữ dội suốt 12 năm liền, mặt đất xơ xác. Thần Pồng Pêu ao ước một trận mưa lớn. Tức thì mưa to gió lớn suốt chín, mười ngày đêm; hạt mưa to bằng quả bưởi, nước lại ngập bao la. Bẩy tháng sau nước rút cạn, có một cây si khổng lồ mọc lên tua tủa 1919 cành. Trời sai con Sâu Gang khoét ruỗng ruột cây si. Cây đổ, mỗi cành hoá ra một bản mường:

[...] Một cành đổ về đất Sạp
Nên mường Sạp.
Một cành đổ về đất Giạp
Nên mường Giạp.
Một cành ngã về đất Bi, đất Lỗ.
Nên Mường Bi, Mường Lỗ

Có một cành si lại hoá ra Mụ Dạ Dần; mụ đẻ ra hai cái trứng kì dị, nở ra cun Bướm Bạc và cun Bướm Bờ. Vừa mới nở, cun Bướm Bạc đã ăn hết 9 chõ cơm; cun Bướm Bờ ăn hết 5 chõ xôi:

Cun Bướm Bạc và cun Bướm Bờ
Lớn cao hơn đụn chính, đụn mười.
Tiếng cười như tiếng trống cái
Tiếng nói như tiếng sấm vang
Xương vai dài tám mươi lóng
Xương sống dài bẩy mươi gang

Vua trời cho mười nàng tiên xuống trần gian du ngoạn. Hai cun cưõi ngựa bạc, vác ná đi săn lợn rừng, gặp các nàng tiên "lưng ong, tóc mượt". Hai nàng tiên quên đường về trời. Họ nên vợ nên chồng. Sau 12 năm 9 tháng, hai nàng tiên sinh được một bầy con mà "Trống chim Tùng, mái chim Tót là con út con yêu". Đôi chim trống mái sau "9 ngày, 9 đêm, 9 tháng" đẻ ra 1919 chiếc trứng nở ra Thần Chớp, Thần Mây, nở ra chuột, lợn, voi, thú dữ... Đôi chim đẻ ra lứa thứ hai:

Được một trứng đen đen bốn khúc
Trứng bầu dục 4 khuôn
Mặt vuông mặt tròn chín cạnh
Rành rành mười hai quai

Mụ Dạ Dần sai chim chiền chiện ấp, trứng nở ra một bầy con, mỗi đứa nói một thứ tiếng: tiếng Lào, tiếng Thái, tiếng Kinh, tiếng Mọn, tiếng Mường, tiếng Mán, tiếng Mèo… Trứng cũng nở ra anh em nhà lang: ông Dịt Dáng, ông Lang Tà Cái, ông Lang Cun Cần, bố Bướm Khang, ông Sang Si, nàng Vạ Hai Chiếng.... Loài người có từ đấy. Bộ tộc Mường có từ đấy.

Thần Cuộng Minh Vàng Rậm, nàng ả Sấm Trời "đúc 9 mặt trời, đúc được 12 mặt trăng" làm chói chang trời đất. Họ nhà Ngao "thần nỏ" dùng cung tên bắn rụng hết, chỉ để lại một mặt trăng, một mặt trời. Rồi ông Thu Tha, bà Thu Thiên làm ra năm, tháng, ngày, đêm, bốn mùa cho người theo đó làm ăn sinh sống.

Người Mường chưa có thủ lĩnh. Mường nước mời ông Dịt Dáng, rồi mời Lang Tá Cái ra "cầm binh cầm mường”. Cả hai đều bất tài bị "ma đón đường, thuồng luồng xanh","rồng vàng ngăn ngõ". Mường nước phải đi mời Lang Cun Cần ra tiễu trừ ma quỷ, thú dữ.

Ma chạy từng bầy trốn vào trong núi
Ma rồng sợ Lang Cun Cần trời
Thuồng luồng sợ Lang Cun Cần chặt
Ma Trời, ma Đất cùng chạy nhanh nhanh

Lang Cun Cần trở thành thủ lĩnh từ đó. Rùa Thần giúp lang dựng nhà cửa to đẹp. Tà Cắm Cọt (thần lửa) cho Cun Cần lửa. Nàng tiên Mái Lúa (thần Trồng Trọt) giúp lang nhiều hạt giống để sản xuất. Lang Khấm Dậm bày cho cách ủ men chế rượu cần. Mụ La, mụ Húng (thần chăn nuôi) dạy cho mường nước nuôi gia súc, gia cầm. Mường nước có trâu bò cày ruộng làm nương.

Hai chương 17, 18 gồm 1263 câu thơ kể chuyện Lang Cun Cần lấy vợ. Lang lấy em gái là nàng Vạ Hai Chiếng, bị làng bản coi khinh, bị vua Trời sai cun Sấm nàng Sét (thiên lôi) xuống trừng phạt, may mà thoát chết. Lang Cun Cần sai bỏ nàng Vạ Hai Chiếng vào rừng sâu. Lang sai người đem lễ vật đi khắp nơi tìm "gái đẹp con dòng". Cun Cần lấy được nhiều vợ: có vợ là con gái vua Trời, có vợ là thần tiên, có vợ là con gái mường nước. Lang Cun Cần có một bầy con:

Nàng Vậm Đầu Đất
Đẻ được cun Tồi, cái Sang
Nàng Vậm Đầu Nước
Đẻ ra cun Tàng, cái Lớn,
Nàng Ả Sao, Ả Sáng,
Ả Rạng nhà ông vua Trời
Đẻ được Lang Cun Khương
Ả Gái nuôi trong mường
Đẻ ra chàng Toóng Ín

Con cái trưởng thành. Lang Cun Cần chia đất cho các con. Anh em bất hoà. Toóng Ín vu cho Lang Cun Khương làm giặc để âm mưu cướp đất của anh. Lang Cun Khương chạy lên vua Trời, nhờ ông ngoại che chở. Trời giáng hoạ, gây ra lũ lụt, ép anh em nhà Lang phải giết Toóng Ín. Từ đó, Lang Cun Khương trở nên một thủ lĩnh giàu có, đầy quyền uy.

Tậm Tạch là tôi tớ của lang đã tìm được cây Chu Đồng (cây thần) lấy được "bông thau, quả thiếc" mà trở nên giàu có. Anh em Lang Cun Khương lập mưu chuốc rượu cho Tậm Tạch say, lừa lấy được "bông thau, quả thiếc". Lang đưa cả mường nước đi chặt cây Chu Đồng kéo về làm nhà chu. Tậm Tạch phản lại bị lang giết chết. Rùa Thần lại giúp lang làm nhà chu "sáng cả mường, kinh kì kẻ chợ", "rạng trời rạng đất". Lang giết 10 voi ngà, 30 trâu mộng, 9 bò, 100 gà sao, nấu 1000 vò rượu, để ăn mừng. Lang Cun Cần ban thưởng cho các con nhiều vàng bạc quý giá.

Con của Tậm Tạch lại đốt nhà chu để báo thù cho cha. Hắn lại bị lang giết chết, máu hắn hoá thành con Moong khổng lồ, tàn phá bản mường. Lang Cun Cần đưa tất cả mường nước đi săn Moong, vô cùng nguy hiểm mới giết được. Moong được ăn thịt; người Lào, người Thái, người Tày, người Mường nhanh chân lấy được da Moong vằn vện mà học được cách thêu thùa, dệt vải rất đẹp. Người Kinh đến sau lấy được thịt và mỡ Moong, từ đấy biết nấu nhiều món ăn ngon. Người "Mường ngoài" (Hoà Bình) đến sau cùng, chẳng được thứ gì , chỉ nhìn thấy đống tro thui Moong, chẳng may, gió thổi tro bay dính vào môi, nên môi người "Mường ngoài" bị đen là vì thế!

Tai hoạ còn nhiều. Chó ăn phải phổi Moong mà thành chó điên. Chó điên bị giết, xác bị quẳng xuống sông, cá ăn phải biến thành Cá điên. Cá điên bị lang bắt giết, bầy quạ ăn phải hoá ra Quạ điên. Mường nước săn lùng mãi, cuối cùng Lang Cun Khương bắn trúng Qụa, cả bày hoảng sợ bay trốn vào rừng sâu. Nhưng rồi hồn Toóng Ín lại biến thành Ma Ruộng đưa bầy Rắn "mỏ vàng, mỏ đỏ" đánh nhau với anh em Lang Cun Khương. Quân hai bên đánh nhau suốt đêm ngày, kịch chiến giữa ruộng, quần nhau trên đồi gianh, đuổi nhau trong rừng sến, hỗn chiến tại bến sông Rồng,... Toóng Ín thất thế phải chạy xuống thuỷ phủ của Long Vương ẩn náu và xin cầu viện. Long Vương biến Toóng Ín thành Ma May, Ma Lang. Hắn đưa binh mã gồm thuồng luồng, ba ba, cá ngao... dâng nước làm lũ lụt, dìm chết được Lang Cun Tàng. Lang Cun Khương cùng mường nước nổi chiêng cồng đem giáo mác, cung nỏ, lưới... vây các ngả sông đón đánh. Giặc Ma May, Ma Lang bị đại bại, bỏ lại trên bãi chiến trường bao xác loài thuỷ quái.

Từ đó, mường nước yên vui, hoà bình thịnh vượng. Lang Cun Cần đã sống được trên vạn năm. Trẻ già, trai gái mường nước nô nức sắm áo quần, lo kiệu lo ngai, rước vua về, "Đồng chì tam quan kẻ chợ".

Giảng văn: Đẻ nước

1. Xuất xứ

Đoạn thơ này trích gần trọn chương "Đẻ nước" trong sử thi "Đẻ đất đẻ nước"; từ câu 268-334 theo sưu tầm của Hoàng Anh Nhân (Thanh Hoá)

2. Ý chủ đạo

Đoạn thơ nói về trận đại hồng thuỷ thời tiền sử - buổi đầu khai thiên lập địa theo cách cảm nhận riêng của người Mường xa xưa.

3. Ông Pồng Pêu

Là Thần Mưa theo cách gọi của người Mường.
Thiên tai kéo dài "Hạn 9 tháng biền biệt - nắng 12 năm xác đất" làm cho muôn loài đau khổ: "cây cau úa cả tàu - rừng vàu không mọc măng", làm cho "chó mực, chó ngao lè lưỡi, rái cá phải chạy lên đồi"...

Ông Pồng Pêu lúc đó đang ngồi "đan chài" và "đan lưới" trong nhà, bình dị như con người lao động. Ông ngước nhìn khắp trời đất, rồi gọi gió, gọi "mưa cho mát lòng các loài thú hiền thú dữ, cây lau cây bái". Tức thì trời mưa to. Pồng Pêu là biểu tượng cho ý nguyện của muôn loài muôn vật và con người vì sự sống bất diệt trên trái đất.

4. Cảnh trời mưa

Mây vàng mây đen đùn lên che kín cả bầu trời, gió ùn ùn thổi điên cuồng. Cun Sấm nàng Sét cùng ra oai:

Lanh lảnh cun Sấm xuống thét
Lăm lăm nàng sét xuống đánh

Mưa kéo dài "mưa 9 đêm, mưa liền 9 ngày". Hạt mưa " to bằng hột cà" về sau "to bằng quả bưởi". Nước ngập mênh mông. Mưa để "rước nàng ngâu về trời" để "đưa chàng ngâu qua sông Ngân". Mưa "ngập cây", "ngập bụi", mãi "bốn tháng nước rút - bẩy tháng nước xuôi". Mưa đem đến sự sống cho đàn cua đá, đàn cá, đàn ba ba, đàn cá chuối, đàn nòng nọc, đàn cá cơm. Sau khi "đẻ nước" trời "đẻ đất".

Có đất, đất đang xơ xác,
Có nước, nước ùn đục ngầu

Đó vẫn là cảnh thiên địa sơ khai.
_____________
Con Mèo trong sử thi Mường Đẻ đất đẻ nước (Source: baodulich.net.vn by Vương Anh 2011)
Mèo vàng.Con mèo đốm, con mèo đen như bồ hóng
Sống biết chăm việc nhà
Ta chết đừng theo ta cho cực nhọc
Mi hãy ở lại bắt chuột, giữ mùa màng
Cho con, cho cháu, chắt, chút, chít… ta
Mùa nào thức ấy
Chúng nó ăn cơm nhạt
Thì mi ăn cơm nhạt,
Chúng nó ăn canh thịt
Thì mi được ăn cơm thịt…

Cháy hết nhà Tà Cụt, Tà Cặt
Cháy rụi nhà Tà Đôi, Tà Đai
Cháy hết chín mươi hai đụn lúa
Cháy rã nhà kho mắm
Cháy xám nhà kho muối
Cháy rụi kho bát, kho ăn
Cháy hết nhà kho vàng, kho bạc
Cháy xác nhà kho súng
Cháy bùng nhà kho diêm sinh…

Cháy hết nhà Cun Tồi
Cháy rã nơi Cun Tàng
Cháy xém sập bạc, ngai vàng nhà Lang Cun Khương
Cháy lan ra mường
Cháy quàng ra núi
Cháy với lên đồi Bái Cả
Lửa cháy đến đâu
Khói ào ào trụi rừng nát cỏ

Cuộc truy đuổi anh em nhà Tặm Tạch của nhà Lang: Khi Cun Tồi, Cun Tàng, Cun Khương rút dao cán bạc, cán ngà xông ra đuổi chém thì thằng Tặm, con Tạch.

Chạy một mạch lên núi
Chạy một buổi lên rừng
Chạy mãi lên thung xanh
Chạy luồn núi con, núi cái
Chạy quanh chân mây, chân trời

Con Tạch biết hóa, biết chui
Ẩn vào nơi gốc cây si

Tiễn dặn người yêu (xong chu xon xao) (Sống chụ son sao)

(thivien.net)
(văn bản yeuhoabinh.com)
(văn bản thivien.net)
* Đoạn trích Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa (bình luận edu.go.vn)

20 February, 2009

Thầy bói xem voi (biết hay không biết)

  认识  (get to know)

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền biểu người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem.Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Ðoạn năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó dài như con đỉa!
Thầy sờ ngà bảo:
- Không phải, nó cứng như cái đòn càn chứ!
Thầy sờ tai bảo:
- Ðâu có! Nó to bè bè như cái quạt thôi!
Thầy sờ chân cãi lại:
- Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột nhà!
Thầy sờ đuôi lại nói:
- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau...
May thay lúc đó có một người đi đường qua trông thấy mới giải thích cho các thầy để khỏi xô xát...
__________
1. Ừ thì tôi là 'thầy bói xem voi'. Tôi chỉ nhìn thấy một bộ phận của con voi nhưng tôi mô tả cái bộ phận đó một cách chân thật. Cái 'lộng ngôn' sai lầm ở đây là mô tả một bộ phận của con voi nhưng 'tin' rằng đấy là cả con voi. Tức là không phản ánh đúng được cái 'sự thực khách quan', nhưng tất cả những gì có thể làm được là trung thực với sự mô tả của mình.
2. Tất cả mô tả của các thầy cộng lại thì mới 'gần' chính xác là con voi. Sai lầm là các thầy tả một bộ phận của con voi mà 'cho rằng' đó là cả con voi, tuy vậy chí ít thì các thầy cũng đã mô tả trung thực với những gì họ 'sờ' được...!
3. Vấn đề ở đây là gì?
- Không muốn mù. Không muốn đánh lừa, cũng không muốn phiến diện nhưng mà 'tại con voi nó tooooooooooooo' thoaj. Mà, đây cũng chỉ là chuyện gẫu, chuyện phiếm, Just for fun thôi.



Thai ethnic

* Inh lả ơi, sao noọng ơi
* sarong (wikipedia.org/wiki/Sarong)
* Múa sạp (Bamboo dance)

17 February, 2009

Sự tích Trầu cau

Copyright (vanhoc.xitrum.net/truyencotich) (Xitrum.net còn có nhiều truyện cổ tích khác.)

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em. Năm hai anh em mười bảy mười tám tuổi thì cha mẹ đều chết cả. Hai anh em vốn đã thương yêu ngau, nay gặp cảnh hiu quạnh, lại càng yêu thương nhau hơn trước.

Không còn được cha dạy dỗ cho nữa, hai anh em đến xin học ông đạo sĩ họ Lưu. Hai anh em học hành chăm chỉ lại đứng đắn nên được thầy yêu như con. Thầy Lưu có một cô con gái tuổi chừng mười sáu mười bảy, nhan sắc tươi tắn, con gái trong vùng không người nào sánh kịp.

Trông thấy hai anh em họ Cao vừa đẹp vừa hiền, người con gái đem lòng yêu mến, muốn kén người anh làm chồng, nhưng không biết người nào là anh, người nào là em.

Một hôm, nhân nhà nấu cháo, người con gái lấy một bát cháo và một đôi đũa mời hai người ăn. Thấy người em nhường người anh ăn, người con gái mới nhận được ai là anh, ai là em. Sau đó, người con gái nói với cha mẹ cho phép mình lấy người anh làm chồng.

Từ khi người anh có vợ thì thương yêu giữa hai anh em không được thắm thiết nữa. Người em rất là buồn, nhưng người anh vô tình không để ý đến.

Một hôm hai anh em cùng lên nương, tối mịt mới về, người em vào nhà trước; chàng vừa bước chân qua ngưỡng cửa thì người chị dâu ở trong buồng chạy ra lầm chàng là chồng mình, vội ôm chầm lấy. Người em liền kêu lên, cả hai đều xấu hổ. Giữa lúc ấy, người anh cũng bước vào nhà. Từ đấy người anh nghi em có tình ý với vợ mình, càng hững hờ với em hơn trước.

Một buổi chiều, anh chị đều đi vắng cả, người em ngồi một mình nhìn ra khu rừng xa xa, cảm thấy cô quạnh, lại càng buồn tủi, vùng đứng dậy ra đi.

Chàng đi, đi mãi cho đến khu rừng phía trước mặt, rồi theo đường mòn đi thẳng vào rừng âm u. Trời bắt đầu tối, trăng đã lên, mà chàng vẫn cứ đi. Đi đến một con suối rộng nước sâu và xanh biếc, chàng không lội qua được, đành ngồi nghỉ bên bờ. Chàng khóc thổn thức, tiếng suối reo và cứ reo, át cả tiếng khóc của chàng. Đêm mỗi lúc một khuya, sương xuống mỗi lúc một nhiều, sương lạnh thấm dần vào da thịt chàng, chàng chết mà vẫn ngồi trơ trơ, biến thành một tảng đá.

Người anh cùng vợ về nhà, không thấy em đâu, lẳng lặng đi tìm, không nói cho vợ biết. Theo con đường mòn vào rừng, chàng đi mãi, đi mãi, và sau cùng đến con suối xanh biếc đang chảy cuồn cuộn dưới ánh trăng và không thể lội qua được, đành ngồi bên bờ suối, tựa mình vào một tảng đá. Chàng có ngờ đâu chính tảng đá là em mình! Sương vẫn xuống đều, sương lạnh rơi lã chã từ cành lá xuống. Chàng rầu rĩ khóc than hồi lâu, ngất đi và chết cứng, biến thành một cây không cành, mọc thẳng bên tảng đá.

Ở nhà, vợ không thấy chồng đâu, vội đi tìm và cũng theo con đường mòn đi vào rừng thẳm. Nàng đi mãi, bước thấp bước cao, rồi cuối cùng gặp con suối nước sâu và xanh biếc. Nàng không còn đi được nữa. Nàng ngồi tựa vào gốc cây không cành mọc bên tảng đá, vật mình than khóc. Nàng có ngờ đâu nàng đã ngồi tựa vào chồng mình và sát đó là em chồng. Nàng than khóc, nhưng tiếng suối to hơn cả tiếng than khóc của nàng. Đêm đã ngả dần về sáng, sương xuống càng nhiều, mù mịt cả núi rừng, nàng vật vã khóc than. Chưa đầy nửa đêm mà nàng đã mình gầy xác ve, thân mình dài lêu nghêu, biến thành một cây leo quấn chặt lấy cây không cành mọc bên tảng đá.

Về sau chuyện ấy đến tai mọi người, ai nấy đều thương xót. Một hôm, vua Hùng đi qua chỗ ấy, nhân dân đem chuyện ba người kể lại cho vua nghe và đến xem. Vua bảo thử lấy lá cây leo và lấy quả ở cái cây không cành nghiền với nhau xem sao, thì thấy mùi vị cay cay. Nhai thử, thấy thơm ngon và nhổ nước vào tảng đá thì thấy bãi nước biến dần ra sắc đỏ. Nhân dân gọi cái cây mọc thẳng kia là cây cau, cây dây leo kia là cây trầu, lại lấy tảng đá ở bên đem về nung cho xốp để ăn với trầu cau, cho miệng thơm, môi đỏ.

Tình duyên của ba người tuy đã chết mà vẫn keo sơn, thắm thiết, cho nên trong mọi sự gặp gỡ của người Việt Nam, miếng trầu bao giờ cũng là đầu câu chuyện, để bắt đầu mối lương duyên, và khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, tục ăn trầu đã trở nên tục cố hữu của dân tộc Việt Nam.

10 February, 2009

Hung King

* (tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki) Sử thuyết thời Hùng King. Bản quyền: Nguyễn Quang Nhật.
* (lyhocdongphuong.org.vn) Thời Hùng Vương
* (xuanha.net/TTN-Truyencotich/6traucau.html) Sự tích Trầu Cau.
* (tusachthantien.com) Truyện cổ tích từ 6-12 tuổi.

05 February, 2009

Đoạn trường tân thanh

1. Định hướng site (/vietlex.vn/ebook - Chú thích tất tần tật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du)
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
* bỉ sắc tư phong: cái kia kém thì cái này hơn. Truyện Kiều quanh đi quẩn lại chỉ là về hai chữ 'Tài' và 'Mệnh'. Tiếng kêu xé lòng tức là sự tương quan giữa hai chữ này. Khi mà, chữ 'Tài' liền với chữ 'Tai' một vần. Cũng là một ý nghĩa răn đời, đe đời. Nhưng mà, nhiều khi thấy khó hiểu lắm nhé, tại vì, có những người được cả tài cả mệnh cơ mà... Mình không hiểu lắm. Dĩ nhiên, chữ 'Tâm' bằng 3 chữ 'Tài' thì mình không phản đối gì cả, nhưng cảm giác có sự bi quan ở đây. Ừ, thì thói đời mà. Có gì mà phải khóc lóc đứt ruột chứ, đó là quy luật trong cuộc sống rồi, 'con gà ghét nhau tiếng gáy', 'trâu làm thì ghét trâu ăn'. Chẹp, cứ đi con đường của mình cho nó tốt. Sống không hổ thẹn với lòng, tối ngủ ngon, ăn thì chỉ nghĩ tới thức ăn mà thôi, làm gió phiêu bạt cùng mây trời sông núi... Suy cho cùng, đạo lý này cũng khó nói rõ lắm. Tuy nhiên, nói là 'bỉ sắc tư phong' cũng chỉ là một cách nói mà thôi, sự đời không phải luôn luôn là vậy đâu, cho nên con người ta mới phải 'chọn bạn mà chơi', và phải tìm kiếm nhân tài chứ lị. (Hic, em kính cẩn nhớ cụ Nguyễn Du, cụ yên tâm, 300 năm, chứ 3000 năm cụ cũng không tàn phai đâu ạ)
   Còn điều này nữa, 'bỉ sắc tư phong' theo mình có nghĩa là 'người có nhan sắc kém cạnh thì lại có phong cách riêng, có cá tính riêng, có lập trường, có bản lĩnh của họ'. Chữ 'bỉ' thì rõ ràng là 'xấu' rồi, còn chữ 'tư' có lẽ muốn nhấn mạnh về tính cách, cá tính riêng.
   Ôi mà thôi, nói linh tinh mất, tóm lại cụ Nguyễn là ý nói 'có tài nhưng mà cái ấy nó không tốt' ý. Mình chả nói nữa, càng phân tích lại càng rối rắm thêm hehehe.

03 February, 2009

Cam làm quýt chịu (Chuyện Trạng Lợn)

(SOURCE/giasutrangnguyen.com)
[...] Việc tìm ngựa vừa xong, thì việc khác lại xẩy ra. Hôm đó, ở trong cung, công chúa út bỗng dưng mất chiếc vòng ngọc.
Chiếc vòng này vua rất quý, bởi nó không chỉ bằng ngọc do nước ngoài tiến cống, mà nó còn có một đặc tính kỳ lạ: ai đeo vào sẽ không bị ốm đau, bệnh tật. Vua quý công chúa út nhất, nên mới ban cho nàng. Được tin này, quan thượng thư liền tiến cử Chung Nhi vào cung để tìm vòng ngọc giúp vua.

Vua cho chàng ở riêng một nơi, sai người ngày đêm hầu hạ chàng. Suốt mười ngày sống trong cung vua, tất cả sơn hào hải vị, miếng ngon vật lạ... không thức gì là chàng không được nếm qua. Nếu tìm được vòng ngọc cho công chúa, thì có lẽ chàng là người hạnh phúc nhất trên thế gian này. Nhưng tìm đâu ra vòng ngọc? Chàng bỗng bật cười tự chế giễu mình:
- Đúng là "Quýt làm cam chịu"!
Vừa nói xong, cửa bỗng bật tung, một người lao vào quỳ dưới chân chàng, van xin:
- Thưa ông, việc này quả thằng Quýt làm. Nó chủ mưu lấy cắp, rồi sai con đi giấu. Nhưng chẳng lẽ Quýt làm Cam chịu? Con xin chỉ nơi giấu vòng ngọc, mong ông xá tội, đừng khai tên chúng con, kẻo chúng con mất đầu.

Nói xong, tên Cam dập đầu xuống đất xin chàng. Đến đây, Chung Nhi mới hiểu sự tình. Thì ra, suốt mười ngày qua thằng Cam và thằng Quýt thay nhau theo dõi xem chàng có bói ra việc chúng ăn cắp vòng ngọc không. Hôm đó, thằng Cam đang rình bên ngoài theo dõi nghe chàng nói đến tên cả hai đứa thì sợ hãi, hắn phải lao vào thú tội. Chàng tặc lưỡi, gật đầu:
- Ừ thì ta tha cho, hãy nói mau xem, vòng ngọc ở đâu?
Tên Cam khai hết sự thật.

Sáng hôm sau, chàng đến gặp vua, chỉ rõ nơi giấu chiếc vòng ngọc. Vua sai người đi tìm, quả nhiên thấy lại vật quý. Nhà vua hết sức vui mừng và dĩ nhiên thưởng cho chàng rất nhiều vàng bạc.
:::::
(SOURCE/google.com.vn/giaidap)
Khi một người làm việc gì mà nguời khác phải gánh chịu hậu quả của việc ấy (thường là hậu quả không hay), thì trong tiếng Việt, nguời ta thường nói là “quýt làm cam chịu”.

Đối với chúng ta, quýt và cam là hai giống cây ăn quả rất được ưa thích, thường trồng trong vuờn. Hai giống cây này cùng họ hàng, rất gần gũi nhau, có thể lai giống lẫn nhau. Quýt lai cam và cam lai quýt là chuyện bình thường.

Vậy thì quýt làm cam chịu vốn có nghĩa ra sao khi xét về nguồn gốc ?

Một số người làm vườn giải thích rằng: cam và quýt tuy cùng họ với nhau thật, nhưng nếu trồng chung trong một vườn thì cam sẽ kém ngon, còn quýt sẽ to quả hơn, và vị của nó cũng đã khác đi rồi. Vì thế, muốn có cam hay quýt thuần chủng, giữ được hương vị riêng thì phải trồng tách biệt, mỗi loại cây một nơi. Trong một vườn, đã trồng cam thì thôi trồng quýt, mà đã trồng quýt thì thôi trồng cam. Cam mà “làm”, thì quýt phải “chịu”, và ngược lại. Với cách hiểu nghĩa gốc của câu tục ngữ như vậy, thì cam và quýt ở đây là những loài cây trồng, đối tượng của người làm vườn, còn làm hay chịu là hành động của nguời làm vườn ấy !

Nhưng cũng còn một cách hiểu khác.

Ai đã đọc truyện Trạng Lợn, hẳn còn nhớ một câu chuyện nhỏ sau đây: Chuyện kể rằng Trạng được người đời đồn đại là có tài bói toán siêu hạng. Một hôm công chúa bị mất đôi vòng ngọc quý do nước ngoài đem cống vua ta. Cả triều đình xôn xao, mất ăn mất ngủ. Viên quan coi việc an ninh lập tức cho lính triệu ngay Trạng Lợn vào triều và trao cho việc truy tìm thủ phạm. Trạng biết là khó gỡ, nhưng không dám chối từ, bèn tìm cách hoãn binh, xin cho được mười lăm ngày để suy tính. Nằm trên một căn gác cao tĩnh mịch, Trạng nghĩ quanh quẩn đã được bảy ngày mà vẫn chẳng tìm ra được diệu kế gì, bụng lấy làm lo lắm. Nếu không hiến được kế tìm ra thủ phạm thì có thể mất đầu ! Nghĩ quẩn quá, Trạng đập tay xuống chiếu mà than rằng: “Hừ, rõ thực quýt làm cam chịu”. Không ngờ, trong vụ ấy thằng Quýt thông đồng với thằng Cam ăn trộm vòng ngọc của công chúa. Hai tên trộm vì quá lo lắng đã đến rình dưới căn gác để nghe trộm xem động tĩnh thế nào. Khi nghe thấy Trạng phán như vậy, chúng hoảng hốt, vội ra đầu thú để mong được giảm nhẹ tội. Thế là Trạng không chỉ thoát tội, mà còn lập được công to nhờ có sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa từ cam và từ quýt trong lời than của Trạng với tên riêng của hai thằng kẻ trộm! Sự trùng hợp ngẫu nhiên ấy lại nên chuyện và có thể chấp nhận được vì nó có cơ sở trong cuộc sống. Ta đã chẳng từng gặp những cái tên rất dân dã, như anh Mít, anh Xoài, anh Nghêu, anh Ốc, thị Hến, cô Thơm, thằng Cò, cái Hĩm... đó sao!

Và như thế thì câu quýt làm cam chịu ban đầu cũng chỉ biểu thị một tình huống cụ thể tương tự như chuyện thằng Quýt làm cái việc ăn trộm vòng ngọc mà thằng Cam thì phải chịu tội. Về sau, do tính điển hình của sự việc và cảnh huống mà câu này trở thành tục ngữ với nghĩa khái quát hơn, ứng với mọi cảnh huống tương tự: Người này làm, còn người kia phải chịu hậu quả.

Dĩ nhiên, ngay cách lý giải vừa nêu cũng chỉ là một giả thuyết.

Nhiều khi người ta không cần biết đến lai lịch của thành ngữ, tục ngữ, nhưng người ta vẫn sử dụng nó một cách thuần thục và sinh động. Đối với thành ngữ quýt làm cam chịu (hay cam làm quýt chịu) cũng vậy.

Trong tiếng Việt còn có một thành ngữ rất gần nghĩa với câu quýt làm cam chịu. Đó là câu kẻ ăn ốc người đổ vỏ. Song, câu thành ngữ thứ hai này thường dùng để nói về một cảnh huống hơi khác là: một người được hưởng thụ, còn một người khác lại phải gánh chịu hậu quả.

(sưu tầm)

Bụng làm dạ chịu (Chuyện thầy hít)

Ngày xưa, có một anh chàng vô công rồi nghề, ngày ngày chỉ biết ăn bám vợ và khoác lác. Người vợ rất lấy làm bực mình vì phải nai lưng ra làm nuôi chồng và ba đứa con. Một hôm, chị vợ bắt anh ta phải đi học một nghề gì để nuôi thân vì mình không cáng đáng nổi nữa. Anh chàng đi lang thang suốt buổi, hết đứng bụi này lại ngồi bụi kia chả học nghề ngỗng gì cả, cho đến xế trưa lại về.

Trước khi vào nhà, hắn đứng nấp sau vách có ý nghe ngóng xem vợ có nói xấu gì mình chăng. Vừa khi người vợ đi chợ về mua được năm tấm bánh gói, chia cho ba đứa con mỗi đứa một cái. Còn lại hai cái, mẹ bảo con đưa vào buồng cất vào trong vại gạo cho cha. Nghe thấy thế, anh ta rất thích, chờ một lúc lâu mới giả bộ đi từ phía cổng bước vào nhà. Vợ hỏi:
- Đã tìm được nghề gì chưa?
- Đã, hắn đáp.
- Nghề gì mà học nhanh thế?
- Tôi đi dọc đường gặp một ông thầy hít, ông ấy dạy cho tôi bói bằng cách hít. Bây giờ có cái gì cất giấu ở đâu, tôi chỉ dùng lỗ mũi hít hít mấy cái là tìm ra ngay. Nào, có cái gì cần tìm để tôi làm thử cho mà xem?
Vợ tiếp lời ngay:
- Vậy thì tôi có mua cho hai cái bánh còn cất đi một nơi, cứ hít cho ra mà ăn, như không tìm được thì nhịn vậy!
Thế là anh chàng ngước mũi lên giả bộ hít mấy cái, rồi nói:
- Đúng rồi, nó ở trong vại gạo.
Rồi hắn chạy vào lấy bánh ra ăn trước con mắt kính phục của vợ con.

Người vợ tưởng thật (đoạn này bó tay con vợ luôn), mừng quá, vội chạy đi loan báo với xóm giềng rằng chồng mình học được nghề thầy hít, thử đoán một việc thấy hay như thần. Từ nay ai có một cái gì cứ đến nhờ anh ấy tìm hộ.

Hôm ấy, trong xóm có một bà mất một ổ lợn con, kiếm khắp mọi nơi không thấy. Nghe nói thế, bà ta vội chạy đến khẩn khoản nhờ tìm. Thật là may cho anh chàng, vì lúc đứng nghỉ ở một bụi tre dọc đường, hắn đã trông thấy bầy lợn con chạy lạc vào đó. Hắn ta mừng quá, bảo bà già: - "Nếu kiếm được thì bà sẽ cho tôi những gì!". Bà ta hứa cho hai con lợn con. Anh ta cũng giả vờ hít mấy cái rồi dắt bà đến ngay chỗ có lợn. Bầy lợn được tìm ra ngay và sau đó anh được chia hai con như lời chủ nhân đã hứa. Vợ thấy chồng chỉ học một nghề giản dị mà làm ra của dễ dàng thì sung sướng quá, vội chạy về khoe với cha mẹ đẻ. Người cha nghe nói con rể học được phép lạ cũng có ý hâm mộ. Ông ta nói riêng với vợ : - "Bà cứ bảo gọi rể sang đây. Nếu nó chỉ đúng món tiền chôn ở gốc táo sau vườn thì cho nó một nửa". Ông ta không ngờ chàng rề của ông đã lén theo vợ sang từ lúc nãy và đứng nấp ở một góc nhà. Nghe cha vợ bảo thế, anh ta lén chạy một mạch về nhà rồi giả cách nằm ngủ. Khi vợ và mẹ vợ về, phải thức mãi hắn mới chịu dậy. Thế là anh chàng theo sang nhà ông nhạc, chỉ đúng chỗ chôn của, và được thưởng một nửa số tiền chôn.

Từ đó tiếng đồn về thầy hít lan đi rất nhanh. Cũng vào thời gian ấy trong hoàng cung bỗng xảy ra một vụ trộm lớn. Nhà vua mất trộm một con rùa vàng và một con rùa bạc là hai món bảo vật của vua Trung-quốc tặng. Trong cung rối rít cả lên, chả có cách gì tìm ra thủ phạm cả. Vừa nghe tiếng đồn có thầy hít đại tài, vua vội sai quân lính đi mời về cho bằng được.

Khi thấy sứ giả đến nhà triệu mình, anh chàng vô cùng hoảng hốt. Chót đánh lừa mọi người, anh ta không còn biết than thở với ai cả. Nằm trong cáng dọc đường về kinh đô, anh ta nghĩ bụng: - "Thôi phen này thì bay đầu đến nơi rồi!". Anh chàng buồn quá, tưởng tượng những nhục hình đang chờ mình ở cung vua mà rụng rời chân tay. Vì thế khi qua sông, anh ta nhảy đại xuống nước, nghĩ rằng thà chết ở đây còn hơn bị kìm kẹp khổ thân. Hai người lính khiêng cáng sợ rằng hắn chết thì tai vạ sẽ đổ lên đầu mình, bèn chia nhau lặn xuống nước tìm và cuối cùng cũng lôi được anh chàng lên bờ. Khi tỉnh lại, hắn ta rất thất vọng, nhưng cũng làm bộ giận, mắng hai người đó:

- Tao xuống để hỏi vua Thuỷ tề xem ai là thủ phạm chứ có can gì mà chúng mày hốt hoảng lên như thế.
Nhưng trong bụng anh ta nghĩ: - "Thế là muốn thoát cũng không thoát nổi. Biết tính làm sao bây giờ?". Anh chàng lại nằm lên cáng cho hai người kia khiêng đi, miệng lẩm bẩm mấy tiếng:
- Bụng làm dạ chịu, chớ khá than van! (Bụng làm dạ chịu, Cam làm quýt chịu)

Không ngờ hai người khiêng cáng mà vua sai đi: một người tên là Bụng và một tên là Dạ. Hai đứa đã đồng mưu ăn trộm hai con rùa của vua. Tang vật hiện còn giấu trên máng nhà, chưa đưa đi thoát được. Nay nghe thầy hít lẩm bẩm như thế, tưởng là thầy đã hỏi vua Thủy tề biết rõ cơ sự rồi, bọn họ bèn hạ cáng xuống và lạy thầy như tế sao. Cả hai thú tội cho thầy nghe rồi cuối cùng xin thầy làm ơn giấu giùm, nếu không sẽ khó mà thoát án tử hình.

Nghe đoạn, thầy như mở cờ trong bụng, vội hứa để bọn họ an tâm. Khi gặp vua, anh chàng lại giở giói phép hít của mình và quả nhiên tìm được hai bảo vật còn giấu ở trên ống máng. Nhà vua thán phục tài năng của anh, tặng thưởng rất hậu, lại ban cho tước lớn.

Anh ta về nhà chưa được bao lâu thì bỗng một hôm được sứ Trung quốc tìm đến tận nhà ngỏ lời mời mọc khẩn khoản. Số là trong cung cấm của hoàng đế Trung-quốc vừa xảy ra một mẻ trộm rất lớn. Nhiều món bảo vật quý giá nhất trần đời đều bị bọn người táo gan lấy mất. Nhiều thầy bói được vời đến cung nhưng chả nên tích sự gì cả. Nay nghe tiếng có thầy hít Việt-nam đại tài nên phái sứ giả sang mời tìm hộ. Nếu tìm được bảo vật, hoàng đế sẽ ban tứ rất hậu.

Anh chàng lần này lại lo sốt vó, có thể nói hơn cả mấy lần trước. Vừa qua một khúc sông, anh ta đã nhảy ngay xuống nước định tự vẫn như lần trước. Không ngờ người ta lại cứu được lên. Nhưng lần này không hiểu anh ta nhảy thế nào mà khi lên bị sứt một một bên mũi. Hồi tỉnh lại, anh chàng chỉ cái mũi sứt nói với sứ giả Trung-quồc rằng: - "Tôi nhờ có cái mũi này mới làm ăn được. Nay con cá nóc đã cướp mất sự mầu nhiệm của tôi rồi, còn gì mà sang nữa". Sứ giả không biết nói thế nào, đành phải để cho anh ta trở lại nhà.

Ảnh


Ảnh 1: Cổng vào đền Ngọc Sơn, Hồ Gươm
Ảnh 2: Trồng cây nêu, đốt pháo, bánh dày, câu đối ngày Tết
Ảnh 3: Châm cứu trích nẹo (chắp)

01 February, 2009

Delicious (Truyện về Trạng)

* (/giasutrangnguyen.com) Site sưu tầm các câu chuyện về các Trạng Nguyên Việt Nam

(Chuột chù) Đeo nhạc cho mèo

(Copyright: xemtuvi.org)
Từ bao giờ đến giờ, mèo cứ xơi chuột mãi nên chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo rồi. Nhưng con giun xéo lắm cũng quằn, chuột ta thấy thế làm giận. Một hôm, mới hội cả nhau lại làm một làng chuột, để chống giữ với mèo. Thôi thật đủ khắp mặt: Nào anh chù, mùi hôi đến nỗi đã thành câu ca, nào chú chuột nhắt, có tính nhí nhắt đã lên câu ví, nào lại ông cống, rung rinh, béo tốt, quan trường lại chấm cho ở trên ông đồ.

Khi làng dài răng đã tề tụ đông đủ cả rồi, ông cống mới lên giọng rằng :
- Cái giống quái kia sở dĩ nó chụp được anh em mình, chỉ vì trời phú cho nó cái tài rình mò và khéo bắt lén mà thôi. Bây giờ bà con ta nên mua một cái nhạc, buộc vào cổ nó, để đến khi nó đến, nghe tiếng nhạc, ta biết đường chạy trước, thì còn làm gì nổi ta nữa.
Cả làng chuột nghe nói, dẫu mõm quật đuôi đều lấy làm phục cái câu chí lí của ông cống và đồng thanh ưng thuận.

Khi nhạc đã kiếm được rồi, hội đồng chuột lại họp, con nào con nấy lao xao, hớn hở, bảo nhau, đã sắp tới ngày thoát ly được cái ách ông miu ranh mãnh rồi.
Nhưng kịp lúc hội đồng hỏi ai dám đeo nhạc vào cổ mèo, thì thấy cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhúc nhích, một cái răng nào nhe cả. Không biết cử ai vào việc đại sự này, bất đắc dĩ làng cắt ông cống phải đi, vì chính ông cống đã xướng lên cái thuyết đeo nhạc này .

Ấy mới khốn! Nhưng cống ta trong lòng tuy nao, mà ngoài mặt làm ra bộ vệ kẻ cả, nói rằng:
- Tôi đây chẳng gì, nhờ tổ ấm, cũng được vào bậc ông cống, ông nghè, ăn trên ngồi chốc trong làng, có đâu làng lại cất tôi đi làm việc tầm thường ấy được. Trong làng ta có thiếu chi người! Tôi xin cử anh nhắt, anh ấy nhanh nhảu chắc làm được việc.

Ấy mới hay! Nhưng nhắt ta trở mặt láu, cải lý rằng :
-Làng cắt tôi đi, tôi cũng xin vâng, không dám chối từ, nhưng tôi, dù bé vậy mà cũng còn ở chiếu trên, chưa đến nỗi nào. Ông cống không đi, phải; tôi đây cũng không đi, cũng phải. Để xin cái anh chù, anh ấy tuy chậm nhưng chắc chắn, làng không lo hỏng việc.
Ấy mới không có gì lạ! Chuột ta thật thà, không biết cải sao, ụt ịt nói rằng:
- Tôi là đầy tớ làng , làng sai tôi phải làm. Nhưng tôi chỉ sợ, nếu tôi đến gần mèo mà mèo thịt tôi đi, thì rồi lấy ai thay tôi mà buộc nhạc được nữa.

Chuột cống nhanh miệng bảo:
- Mèo nó có vờn chúng tao, vờn các anh nhắt kia, chớ chú mày hôi hám như thế, thì nó bắt mà thèm vào.
Thôi cứ nhận ngay đi, không được nói lôi thôi gì nữa .
Chuột chù ì ạch phải nhận, phát nhạt ra đi, tìm mèo thật. Khốn chưa trông thấy mèo, mới nghe tiếng, chù đã sợ run cả người, run cả mình, không dám tiến. Nhưng sợ lệnh làng, sau đánh bạo, phải lại gần, thì mèo thấy quả nhiên không thèm vờn đến thật. Xong, mèo cũng nhe nanh, giương vuốt làm cho chù cắm đầu, thoát cái thân ì ạch, chạy khốn, chạy khổ về báo cho làng hay. Cả làng nghe báo cũng sợ, bỏ chạy toáng loạn chẳng ai hỏi đến cái nhạc, nó bon đi đâu và bon từ bao giờ không biết .
Thành từ đó, chuột vốn sợ mèo, vẫn hoàn sợ mèo mãi.

02 January, 2009

Delicious (Thư viện văn học)

Văn học trung đại:
* (informatik.uni-leipzig.de) Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái.

Văn học cận đại:
* (truyenviet.com) Đồng hào có ma - Nguyễn Công Hoan

01 January, 2009

Delicious (Đông học)

:::Văn hóa thần bí:::
* (kythu.net/Chon_ngay_gio) Kỳ thư; lục thập hoa giáp
:::Ngôn ngữ:::
* (nguyentienhai.wordpress.com) Tại sao chỉ có Việt Nam đổi hệ thống chữ viết biểu ý sang hệ thống chữ viết dùng chữ cái La tinh?
-***** (nguyentienhai.wordpress.com) Một vài khác biệt giữa 2 ngôn ngữ Nhật & Việt.
- (tiengvietmenyeu.wordpress.com) Nguyên tắc tạo từ mới trong tiếng Việt & phương pháp LỤC THƯ (六書)
:::Chuyên trang Thư pháp:::
***** (forum.thuhoavn.com) Trang thư họa hàng đầu chất lượng & chuyên môn
- (home.thuhoavn.com)

Báo mạng VN2

Báo mạng VN1

:::Ẩm thực:::
* (muivi.com)
:::Điện ảnh:::
* (quaivatdienanh.com) Quái vật điện ảnh. Thông tin quảng cáo các bộ phim mới (Hàn, Trung, Mỹ, Việt,...)
:::Kiến thức:::
* (cyberworld.com.vn) Thông tin mạng xã hội
:::Kinh tế:::
* (thesaigontimes.vn)
:::Sách & Ebook:::
* (reader.vn) Giới thiệu tên sách.

Symbols used in this blog:

Symbols: ©» «
s. = simplified
tr. = traditional
:::Nắm rõ về nét & Writing Practice:::
*** (chinese-tools.com) Các loại dian, pie, ...
*** (chinese-names.net) Heng zhe gou...
*** (daytodayinchina.com) Chinese Mandarin...
**** (clearchinese.com/chinese-writing) Heng zhe...
*** (ask.com/wiki/Stroke) đầy đủ tổng cộng 37 nét tất cả (8 + 29 = 37 strokes)
*** (genevachineseforkids.net) 30 strokes
* (jjeasychinese.com) Bài luyện tập thực hành viết chữ Hán cho trẻ em
* (chinese-forums.com) Thảo luận
* (classicalmedicine.wordpress.com/strokes) tập viết
**** (learnchineseabc.com) writing & pronunciation. Đặc biệt hỗ trợ Doodle Program với bút lông để người học tập viết (giông giống của Skritter)
* (commons.wikimedia.org) 214 bộ thủ và cách viết từng bộ một
***** (chinesepod.com) FOR THE LOVE OF HANZI (214 bushou & how to write)
:::Reading Practice & Speaking Practice:::
***** (learnnc.org) Đại học Bắc Carolina; Words with 'er' sound

8+29=37 strokes (wikipedia)