Triết lý nhiều có tốt hay không, cái này còn tùy thuộc vào nhiều khía cạnh. Vả lại, lời nói thường phải đi đôi với việc làm.
1. Chu Dung Cơ (朱镕基) (b.1928) (Thủ tướng 1998-2003). Bài 'Hiểu đời' thực ra cũng rất là hay... nhưng mà toàn nói về người đã có tuổi thôi. Trẻ con nhi đồng đọc cái này thành 'ông cụ non' mất thôi. Kệ, cứ đọc.
[...]
Tháng ngày hối hả
Đời người ngắn ngủi
Thoáng chốc đã già.
Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh,
Nhưng
Chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản...
Qua một ngày, mất một ngày
Qua một ngày, vui một ngày
Vui một ngày, lãi một ngày
Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.
*****
2. Triết lý 12345 'Trung Hoa hiện đại': (pdu.vn) E hèm, 12345 thì cũng chỉ xem tham khảo thôi nhé. Cuộc sống này vô cùng vô tận, lại muôn màu phức tạp lắm. Trong bài viết này, tác giả có đề cập tới 1, 2, 3, 4, hay 5 theo mình nghĩ cũng không thành vấn đề lắm. Đó là vì sao? Là vì mỗi con người chúng ta có một hoàn cảnh sống khác nhau, cũng có thể mỗi người một ý, tam sao thất bản. Thế nhưng mà mình vẫn 'khoái' cái kết luận trong bài viết này. Đọc mà xem, cái kết luận ấy nó có nói tới hai chữ, đó là chữ 'biết mình' và chữ 'biết dừng'.
* Một trung tâm: lấy sức khỏe làm trung tâm. Điều này là vô cùng quan trọng.
* Hai một chút: thoải mái một chút, và hồ đồ một chút. (Một chút thôi nhé) Điều này là rất chí lý. Đừng đạo mạo quá, hãy sống hồn nhiên như mình vốn có. Cũng đừng quá tự dày vò mỗi khi lầm lỡ. Ai mà chẳng có lúc sai lầm, có sai thì hãy tự nhủ 'hồ đồ một chút' chưa sao! Cũng lại chỉ một chút thôi nhé, luôn luôn hồ đồ thì còn nói làm gì, hồ đồ nghiêm trọng thì phải trả giá đắt...
* Ba quên: quên tuổi tác, quên bệnh tật, và quên hận thù.
* Bốn có: có nhà cửa, có bạn đời, có bạn tri âm, và có sổ tiết kiệm (!) Đạo lý này rất thực tế, đời thường, giản dị và cơ bản.
* Năm phải: phải vận động, phải hòa nhã, lịch sự, phải biết cười, phải biết kể chuyện, và phải biết tự coi mình là người bình thường. Cái điều 'phải biết kể chuyện' là thú vị nhất, nghe cứ như một sự rèn luyện ngày qua ngày ấy.
Kết luận: Phải tự coi mình là người bình thường! Triết lý này sâu sắc đây. Chúng ta vẫn thường nghe nói: 'Cái khó nhất là biết dừng ở chỗ nào' và 'cái cần biết trước hết là biết mình'. Người tự coi mình là người bình thường sẽ dễ 'biết mình' và cũng dễ 'biết dừng'.
No comments:
Post a Comment